Giới thiệu Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ

Giới thiệu Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ

  • Nhằm góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường khả năng hấp thụ các bon từ rừng tại Việt Nam thông qua các nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên, quản lý hiệu quả hơn rừng sản xuất, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tài trợ và triển khai Hợp phần Quản lý rừng bền vững trong khuôn khổ Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học tại 7 tỉnh là Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị và Quảng Nam trong giai đoạn từ 2020 đến 2025. 
  • Mục tiêu tổng thể của Hợp phần Quản lý rừng bền vững là:
  • Giảm phát thải khí nhà kinh do chuyển đổi và suy thoái rừng tự nhiên;
  • Tăng khả năng hấp thụ các bon thông qua quản lý hiệu quả hơn rừng sản xuất; và
  • Cải thiện chất lượng, tính đa dạng và năng suất rừng sản xuất là rừng tự nhiên. 
  • Hợp phần Quản lý rừng bền vững gồm 5 mục tiêu cụ thể bao gồm:
  • Cải thiện và mở rộng mô hình quản lý rừng cộng đồng;
  • Thúc đẩy doanh nghiệp thân thiện với bảo tồn tại các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng;
  • Tăng cường hệ thống thực thi pháp luật đối với các vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp;
  • Cải tiến các thực hành quản lý rừng sản xuất; và
  • Huy động các nguồn lực trong nước cho quản lý và bảo vệ rừng.
  • Các hoạt động triển khai trong chuỗi giá trị dược liệu sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý các vấn đề cảnh quan bền vững cho các tổ chức địa phương; và cải thiện hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp thân thiện với bảo tồn để cải thiện sinh kế của các thành viên của họ và cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Sau khi triển khai các hoạt động trong chuỗi giá trị, Hợp phần Quản lý rừng bền vững dự kiến sẽ đạt được các kết quả: 
  • 3.265 người được tập huấn về cảnh quan bền vững;
  • 14 tổ chức được tăng cường năng lực về các vấn đề liên quan đến cảnh quan bền vững;
  • 1.655 nghìn đô la Mỹ được huy động để triển khai các hoạt động bảo tồn cảnh quan;
  • 7.700 người được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp; 
  • 10 doanh nghiệp thân thiện với bảo tồn được hỗ trợ.