2.3. Kỹ thuật trồng

  • Thời vụ
  • Thời vụ trồng phù hợp sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cho cây. Cây mới trồng phải được đảm bảo độ ẩm để cây bén rễ, hồi xanh.
  • Giúp cây sinh trưởng, phát triển, năng suất cao nhất.
  • Mật độ
  • Mật độ trồng hợp lý vừa đảm bảo đủ ánh sáng, dinh dưỡng cho cây vừa không lãng phí quỹ đất.
  • Mật độ trồng còn có ảnh hưởng đến việc phát sinh và gây hại của sâu bệnh.
  • Phân bón
  • Đúng loại và số lượng. 
  • Không được dùng phân người.  
  • Phân chuồng cần được ủ kỹ, phải lưu hồ sơ.
  • Dùng phân hóa học trong danh mục cho phép.
  • Tiết kiệm, đúng nhu cầu của cây dược liệu và khả năng cung cấp của đất để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích.
  • Không được bón phân vượt quá liều lượng cho phép, trước thời điểm thu hoạch khoảng 40 ngày không bón thúc bất kỳ loại phân nào để tránh dư lượng phân bón tồn tại trong sản phẩm dược liệu. 
  • Tưới nước
  • Tưới nước và thoát nước đúng theo nhu cầu của từng loài cây dược liệu trong các thời kỳ sinh trưởng khác nhau. 
  • Nước dùng để tưới cần đúng tiêu chuẩn chất lượng cho phép.
  • Chọn cách tưới nước phải phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình và thời kỳ sinh trưởng của cây (trên mặt đất, dưới mặt đất, tưới phun, tưới nhỏ giọt…).
  • Chăm sóc
  • Nên thực hiện thường xuyên để ruộng luôn sạch cỏ và hạn chế được tốc độ sinh trưởng, lây lan của cỏ dại. Không sử dụng thuốc diệt cỏ để phun trừ cỏ dại mà phải nhổ bằng tay để đảm bảo an toàn sinh học cho cây dược liệu.
  • Áp dụng đúng lúc các biện pháp như bấm ngọn, nhặt nụ, tỉa cành và che nắng để khống chế sự tăng trưởng, cải thiện chất lượng và số lượng dược liệu.