3.2. Lập kế hoạch

  • Xem xét yếu tố địa lý trong lập kế hoạch thu hái: Xác định sự phân bố địa lý và mật độ quần thể, khoảng cách từ cơ sở đến nơi thu hái và chất lượng hiện có của các cây thuốc cần thu hái.
  • Thu thập các thông tin về loài cần thu hái, như: phân loại, phân bố, sinh khí hậu học, tính đa dạng di truyền, sinh học sinh sản và thực vật; và các dữ liệu về điều kiện môi trường, bao gồm: địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu và thực bì.
  • Thu thập các thông tin, hình ảnh giúp nhận diện cây thuốc trên địa điểm thu hái, như: nghiên cứu hình thái, cách nhân giống, có tên địa phương, bộ phận sử dụng, hình ảnh minh họa.
  • Lên kế hoạch về phương tiện vận chuyển: Có phương tiện vận chuyển nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy để chuyên chở người, thiết bị và hàng cung cấp cũng như dược liệu đã thu hái).
  • Tập hợp nhân sự thu hái: Người đi thu hái đã quen kỹ thuật thu hái tốt, việc vận chuyển, và xử lý thiết bị và dược liệu bao gồm việc làm sạch, làm khô và tồn trữ. Cần tổ chức việc huấn luyện nhân viên định kỳ.
  • Khảo sát các tác động của việc thu hái đối với cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên: Khảo sát tác động xã hội của việc thu hái trên thực địa đối với các cộng đồng địa phương và tác động sinh thái của các hoạt động thu hái trên thực địa cũng cần được theo dõi theo thời gian.