2.4. Phòng trừ sâu bệnh

  • Quan điểm chung: 
  • Sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM để quản lý sâu bệnh hại trên cây dược,
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt không sử dụng thuốc có nguồn gốc hóa học và các thuốc bị cấm; 
  • Tuân thủ theo Quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được đơn vị khuyến cáo. 


  • Để hạn chế việc phát sinh, phát triển sâu bệnh hại, người trồng dược liệu phải nghiêm túc áp dụng tổng hợp các biện pháp sau đây:
  • Chọn giống tốt, đảm bảo chất lượng, xử lý giống trước khi gieo trồng.
  • Phơi ải đất, làm đất kỹ và đúng kỹ thuật.
  • Gieo trồng đúng thời vụ.
  • Bón phân cân đối và hợp lý theo hướng dẫn, không tự ý sử dụng phân bón và lạm dụng phân bón. 
  • Hóa chất nông nghiệp: 

  • Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh kịp thời:
  • Khi thấy xuất hiện sâu bệnh hại, dùng biện pháp ngắt bỏ bộ phận bị sâu bệnh hoặc bẫy bắt không để lây lan ra diện rộng. Những bộ phận ngắt bỏ phải thu gom mang đi đốt hoặc chôn, ủ làm phân, không được vứt bừa bãi trên ruộng hay bờ thửa.
  • Khi sâu bệnh hại phát triển ở mức độ cao, áp dụng biện pháp phun thuốc để diệt trừ, chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học (thuốc vi sinh), tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học để phun cho cây.
  • Mức độ áp dụng được khuyến cáo như sau: Nếu tỷ lệ nhiễm bệnh dưới 10% diện tích thì không cần tác động, nếu tỷ lệ nhiễm từ 10 - 30% diện tích cần dùng biện pháp ngắt bỏ các bộ phận bị sâu bệnh, nếu nhiễm trên 30% diện tích cần sử dụng thuốc phòng trừ có nguồn gốc sinh học để diệt.