4.4. Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản

  •  Đóng gói
  • Sau khi phơi đạt tiêu chuẩn (đảm bảo về độ ẩm, màu sắc…) thì tiến hành đóng gói. Dược liệu được đóng gói trong hai lần bao, lớp bao trong bằng túi nhựa ni lông (PE) trong, lớp bao ngoài là bao dứa dày. Bao được buộc kín 2 lần bằng dây buộc.
  •  Ghi nhãn
  • Kết thúc đóng gói, cơ sở sản xuất phải tiến hành ghi nhãn cho từng bao dược liệu. Các thông tin cần ghi bao gồm: Tên dược liệu, trọng lượng, thuộc lô/thửa, ngày đóng gói, người sản xuất, địa chỉ của người sản xuất, số điện thoại liên hệ.
  • Thông tin trên nhãn phải rõ ràng, không được tẩy xóa, nếu ghi sai cần gạch duy nhất 01 đường (không gạch xóa chằng chịt) và ghi thông tin đúng vào bên cạnh.
  • Nếu bao được in nhãn sẵn thì ghi thông tin vào theo quy định; nếu không được ghi nhãn sẵn thì việc dán nhãn phải thống nhất ở 01 vị trí nhất định trên bao bì để thuận tiện cho công tác kiểm tra và kiểm nhập hàng, thông thường nên dán nhãn vào vị trí giữa trên sườn bao bì để có thể dễ dàng nhìn thấy nhãn khi bao đã được xếp trên kệ.
  •  Bảo quản
  • Trước khi nhập về kho, người sản xuất phải tiến hành bảo quản và tạm trữ. Thông thường thời gian chờ để nhập về tổng kho từ 3-5 ngày. Trong khoảng thời gian này, các biện pháp bảo quản tại hộ gia đình cần được thực hiện để đảm bảo chất lượng dược liệu. Thực hiện nghiêm khâu chế biến và đóng gói là hai biện pháp quan trọng hàng đầu góp phần bảo quản dược liệu tốt và an toàn.
  • Kho tạm trữ/ bảo quản phải cách xa những khu vực có chất gây ô nhiễm, xăng dầu, gia súc, gia cầm; có biện pháp phòng chống côn trùng, loài gặm nhấm và các sinh vật gây hại khác. Kho tạm trữ/ bảo quản ở nơi thông thoáng, không bị ẩm mốc, không bị dột khi trời mưa. Bảo quản dược liệu trong điều kiện nhiệt độ ≤25°C, độ ẩm ≤70%.
  • Không để bao/gói dược liệu trực tiếp xuống nền nhà, cần cách ly giữa nền nhà và bao dược liệu bằng một lớp giá kê cao khoảng 15cm. Không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để bảo quản dược liệu.