Giới thiệu

Khóa học: Sâm Ngọc Linh
Giới thiệu

  • Giới thiệu khái quát cây sâm Ngọc Linh
  • Tên khoa học: Panax Vietnamernis Ha et Crush V.), 
  • Họ: Nhân sâm (Araliaceae). 
  • Tên dược liệu (Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis). 
  • Tên khác sâm Ngọc Linh, sâm K5.
  • Năm 1973, một đoàn điều tra dược liệu của miền Trung Bộ, do dược sĩ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang dẫn đầu đã phát hiện trên con đường đi từ làng Ku-gia theo sườn Đông Nam dãy núi Ngọc Linh ở độ cao 1.500m hai cây Panax đầu tiên, một cây 9 tuổi, một cây 11 tuổi và đến 19 giờ cùng ngày đã đặt chân vào vùng sâm Ngọc Linh rộng lớn. Đến tháng 9-1985, Hà Thị Dung và I. V. Gmshvisky, sau khi nghiên cứu 50 mẫu vật đối chiếu với những mẫu vật của thế giới đã kết luận sâm Ngọc Linh là một loài mới, một loài Panax đặc hữu của khu hệ thực vật của Việt Nam và đặt tên Panax vietmmensis Hà et Crush V. 
  • Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao đến 1m. Thân rễ mập có đường kính 3,5cm, không có rễ phụ dày dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5cm. Đốt trên cùng của thân rễ tồn tại 1 - 4 thân. Thân nhẵn cao 40 - 80cm, rộng, có 3 mặt hơi tròn có những rãnh nhỏ theo chiều dọc. 
  • Công dụng:
  •  Giúp kích thích hoạt động của não bộ suy nhược tinh thần.
  •  Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục, suy nhược sinh dục.
  •  Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu chữa thiếu máu, suy tiểu cầu.
  •  Đặc hiệu với vi khuẩn Streptococi chữa viêm họng hạt.
  •  Antistress giải lo âu và chống trầm cảm các bệnh lý gây ra bởi stress.
  •  Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan chống xơ gan và giải độc gan.
  •  Giảm mỡ máu, tăng lượng HDL xơ vữa động mạch.
  •  Giảm đường huyết hiệp lực với thuốc hạ đường huyết bệnh tiểu đường.
  •  Điều hòa hoạt động tim mạch loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
  •  Chống ôxy hóa (Antioxidant), chống lão hóa.
  •  Phòng chống các loại ung thư, hỗ trợ thuốc chữa ung thư.
  •  Sâm Ngọc Linh giúp tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu suy giảm miễn dịch.
  • Mô tả bộ phận dùng làm dược liệu - thân, rễ 
  • Thân, rễ thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo, ít khi có hình trụ thẳng, dài 3 - 15cm, đường kính 0,5 - 1,5cm. Mặt ngoài màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh; những vết vân ngang nổi rõ chia thành rễ thành nhiều đốt, đặc biệt có nhiều sẹo do thân khí sinh hằng năm tàn lụi để lại. Thể chất cứng chắc, giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, màu xám nhạt. Mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị đắng, hơi ngọt. Rễ củ có dạng hình con quay dài 2,4 - 6,5cm, đường kính 1,5 - 2cm (ở cây mọc hoang), thường hợp thành bó 2 - 4 rễ củ hình thoi, đôi khi có rễ trụ dài (ở cây trồng). Rễ củ có màu nâu nhạt, có những vân ngang và nốt các rễ con. Thể chất nạc, chắc, khó bẻ gãy. Vị đắng, hơi ngọt.