Sơ chế, chế biến dược liệu

Khóa học: Tràm năm gân
Sơ chế, chế biến dược liệu

  • Sơ chế, chế biến dược liệu

  • Nguyên liệu tràm năm gân sau thu hoạch
  • Cây tràm năm gân là cây lâu năm. Sau 2 năm trồng thì mới cho thu thân lá, một năm có thể thu 2 lứa.
  • Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T. Blake) thân lá thường được thu hoạch cắt khoảng dài 30-50cm. Thu hoạch bằng tay dùng kéo sắc cắt thân cây tràm năm gân.
  • Phân loại
  • Lựa chọn những loại thân lá đạt tiêu chuẩn chiết cất lấy tinh dầu, loại bỏ cành thối hỏng, sâu bệnh.
  • Xử lý/ làm sạch
  • Rửa bằng nước sạch, bằng máy rửa dạng lồng quay.
  • Tiêu chuẩn nước rửa theo Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 01/2018/BYT.
  • Làm ráo
  • Tràm năm gân sau xử lý được xếp vào rổ, sọt và làm ráo bề mặt bằng quạt gió.
  • Làm khô
  • Tràm năm gân sau khi cắt ngắn và cắt thành lát cần đưa vào làm khô bằng cách phơi tán xạ (không trực tiếp phơi ngoài trời nắng) trên bạt. Lưu ý, cần trải đều để dược liệu khô đều, thường xuyên cào đảo 2 - 3 lần/ngày cho đến khi khô, 
  • Tràm năm gân được xếp khay sấy, độ dày lớp dược liệu khoảng 5-7cm. Trong 1-2 giờ đầu sấy ở nhiệt độ 45±1°C, sau đó tăng lên 50±1°C. Cứ sau 3-5 giờ sấy, tắt máy mở cửa cào đảo, tiếp tục sấy đến khô.
  • Kiểm tra độ ẩm <13% tắt máy sấy, dỡ dược liệu, để nguội.